Truyện Khôi Hài Từ Cổ Chí Kim - Ba Lăm Hạng Nặng
Cùng với truyện tiếu lâm, truyện khôi hài là một trong những sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ và được lưu truyền như một hình thức giải trí vô cùng độc đáo của nhân dân ta. Truyện khôi hài được tạo nên trên cơ sở miêu tả hiện thực của xã hội, tiếng cười thường xuất phát từ các mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật ra thường không đơn giản chỉ là những tiếng cười để giải trí mà chủ yếu là những tiếng cười để mà giáo dục, răn đời.
Trên cơ sở tổng hợp các câu chuyện khôi hài hiện còn lưu giữ trong dân gian, bộ sách Truyện khôi hài từ cổ chí kim sẽ mang đến cho độc giả những tiếng cười
thật ý nhị cùng những thông điệp ẩn chứa đằng sâu những câu chuyện hài hước, ngắn gọn.
Trong kho tàng truyện khôi hài rộng lớn của dân tộc, chúng ta khó có thể bỏ qua ba câu chuyện đặc biệt, điển hình của thể loại này. Đó là Trạng Quỳnh, Trạng Lợn và
Ba Giai - Tú Xuất. Điểm đặc biệt của truyện khôi hài là thu nhập những hiện tượng xấu xa, lố bịch của nhiều người lại để quy tụ vào một nhân vật, dung hòa cái khái
quát và cái cá biệt vào với nhau để làm một cái mẫu người thời đại. Đặc điểm này xuất hiện ở hầu hết các câu chuyện khôi hài được sưu tầm, tuyển chọn và giới
thiệu trong bộ sách Truyện khôi hài từ cổ chí kim:
- Nói láo như Bò
- Gặp phải tổ sư
- Thầy bói xem voi
- Ba lăm hạng nặng
- Bị chơi xỏ
- Giật dây mới gắp
- Bây giờ mới thò đầu ra
- Vua nói khoác
- Tứ đại nói khoác
- Thái cực sinh lưỡng nghi
- Cả nhà đều điếc
- Thầy đồ ăn bánh rán
- Ăn miếng trả miếng
- Bà già & tên trộm
- Cắn răng mà chịu
- Con rắn vuông
- Được cả nước lẫn cái
- Biệt tài nói láo