Từng là một thầy thuốc, nhưng sau đó, Lỗ Tấn đã ngộ ra một chân lý: Người thầy thuốc có thể cứu chữa cho con người về thể xác, nhưng không chữa được căn bệnh tinh thần; mà căn bệnh tinh thần của người Trung Hoa trong thời kỳ đó, theo ông, là rất nan y và rất cần có thuốc. Vì thế, ông đã quyết tâm dùng văn chương như một công cụ góp phần thay đổi xã hội.
Không chỉ đóng góp về mặt nội dung, truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng đem lại sự cách tân đáng kể cho văn học hiện đại Trung Quốc về hình thức. Người đương thời và các thế hệ sau đã công nhận Lỗ Tấn là một “thầy thuốc văn chương”, hay một nhà văn cách mạng.