Một phụ nữ đột ngột ngừng việc luyện tập bản sonata violon để lắng nghe tiếng rơi đột ngột ở cửa sổ. Bà chạy ra bên ngoài và phát hiện một con chim sẻ đỏ nằm bất động trên tuyết với vết thương đang chảy máu. Mảnh hồi niệm về con chim sẻ đỏ làm đau lòng người phụ nữ này có tiêu đề là “Sợi Chỉ Đỏ" được đặt theo tên của công án đánh dấu dòng Thiền Đại thừa với minh kiến vững chắc về vô ngã.
Công án này đưa ra câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng luôn được xem trọng: Tại sao các thánh nhân giác ngộ và các bồ tát vẫn còn vương vấn với sợi chỉ đỏ (cõi nhân sinh)? Cuộc sống là món quà mà bạn trao tặng và được trao tặng. Tính hữu hạn của nó ban tặng tất cả những gì chúng ta yêu thương trong cuộc sống này. Sống-và-chết là nốt nhạc nền của bài thuyết pháp chung kéo dài suốt đời mà chúng ta sẽ bổ sung thêm những nốt nhạc riêng đặc trưng của mình. Nó là câu trả lời diễn cảm khi thể hiện tính bền bỉ kỳ diệu của sợi chỉ đỏ không thể bị cắt đứt dính mắc tất cả chúng ta trong tính không.
Cuốn sách về Phật giáo mang tên Sợi Chỉ Đỏ Thiền của Susan Murphy là một chuỗi suy niệm sâu xa về bản chất đời sống xuyên qua những công án Thiền cùng âm vang của cả hai truyền thống văn hoá, phương Đông và phương Tây.